Có thể nói tràn dịch màng phổi là tình trạng cấp cứu khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ hô hấp của người bệnh. Sau khi được điều trị tại viện, về nhà bệnh nhân vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị để ngăn ngừa nguy cơ tái phát cũng như phục hồi chức năng của phổi.
Tràn dịch màng phổi là gì?
Lá phổi giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ hô hấp. Nhờ có phổi chúng ta mới có thể hít thở không khí và duy trì các hoạt động sống thường ngày.
Khoang màng phổi là bộ phận bao bọc bên ngoài mỗi lá phổi, được cấu thành từ 2 lớp màng mỏng. Ở điều kiện bình thường khoang màng phổi có thể chứa khoảng 10 – 20ml chất lỏng. Đây là một chất có khả năng bôi trơn và giảm ma sát, giúp bề mặt phổi giãn nở tốt hơn bạn hít thở.
Tràn dịch màng phổi xảy ra khi chiếc khoang này chứa đầy dịch một cách bất thường. Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, phức tạp. Khi đó bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sốt, phù toàn thân, ho hoặc ho ra máu,…
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này bằng cách chỉ định cho bệnh nhân siêu âm màng phổi, chụp X-quang ngực hay chọc hút dịch màng phổi,… Dựa trên kết quả chẩn đoán, mức độ tràn dịch màng phổi mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Tràn dịch màng phổi là tình trạng cấp cứu, nguy hiểm
Chọc hút dịch ổ bụng, màng phổi dưới hướng dẫn siêu âm tại nhà Hà Nội (Điều trị giảm nhẹ) đã bao gồm thuốc giảm đau và siêu âm vị trí chọc dịch chỉ từ 1,850,000đ/lần
Những trường hợp được chỉ định chọc hút dịch màng bụng, màng phổi
Thủ thuật chọc hút dịch màng bụng được chỉ định khi:
- Nghi ngờ bệnh nhân bị viêm phúc mạc hoặc chảy máu ổ bụng
- Cổ chướng to gây khó thở cho bệnh nhi, từ đó chọc để tháo bớt dịch
- Tìm nguyên nhân gây tích tụ chất dịch ở trong bụng
- Để bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng dịch màng bụng
- Kiểm tra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư gan, ung thư phổi
- Nhằm loại bỏ một lượng lớn chất dịch gây đau hoặc khó thở cho bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến việc hoạt động của thận hoặc ruột.
- Kiểm tra tổn thương sau khi bệnh nhân bị chấn thương bụng.
- Chọc hút dịch ổ bụng, dịch màng phổi điều trị giảm nhẹ tại nhà cho người bệnh. Giảm khó chịu ở giai đoạn cuối, giai đoạn chèn ép gây căng tức ổ bụng, căng tức ngực,…
NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ BÁC SĨ THỰC HIỆN?
– Siêu âm khẳng định chính xác dịch màng phổi – dịch màng bụng và vị trí chọc là bước đầu tiên quan trọng nhất để tránh chọc sai vị trí vào các tạng phủ khác.
DỊCH VỤ BAO GỒM:
– Bác sĩ chuyên khoa có đầy đủ chứng chỉ hành nghề đến làm tại địa chỉ bệnh nhân hoặc tại nhà theo yêu cầu chăm sóc giảm nhẹ.
– Chi phí đi lại của bác sĩ, điều dưỡng
– Bơm tiêm 5ml – 10ml, kim tiêm
– Máy hút dịch hoặc bơm tiêm 50ml để hút dịch
– Kim chọc dò: loại kim chuyên biệt có van 3 chiều. Nếu không có kim chuyên biệt thì có thể lắp một đoạn cao su ở đốc kim và dùng kìm Kocher để mở thay cho van, đảm bảo hút kín.
– Khăn mổ có lỗ, khay đựng dịch, ống nghiệm, bông và cồn sát trùng (cồn Iod 1% và cồn 70 độ).
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHỌC HÚT DỊCH MÀNG BỤNG – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TẠI NHÀ
Bước 1: Chuẩn bị tư thế bệnh nhân: Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân co.
Bước 2: Xác định vị trí chọc kim (Cần siêu âm xác định mức độ tràn dịch, tính chất ổ dịch và vị trí chính xác tránh chọc vào các tạng phủ khác – Bước quan trọng hàng đầu)
Bước 3: Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 70 độ.
Bước 4: Trải khăn lỗ tại vùng chọc.
Bước 5: Gây tê từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng bụng thành.
Bước 6: Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành bụng. Khi kim vào tới khoang màng bụng sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành bụng.
Bước 7: Hút bằng bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên tắc hút kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Số lượng dịch hút ra theo chỉ định của bác sĩ tùy theo dịch màng bụng hay dịch màng phổi . Nếu cần có thể hút lại lần hai sau 24-48 giờ.
Bước 8: Kết thúc thủ thuật: Rút kim ra, sát khuẩn vùng chọc kim, phủ chỗ chọc bằng gạc vô khuẩn và dùng băng dính ép lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn.
Hệ thống phòng khám bác sĩ gia đình Dr. Care
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Lô TT2 – Kim Văn Kim Lũ – Hoàng Mai – Hà Nội
Cơ sở 1: KTT Đại Học Y Hà Nội – Số 1 Tôn Thất Tùng- Hà Nội
Cơ sở 2: Số 17 Ngõ 30 Phố Mai Anh Tuấn – Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 3: Số 200 Phố Mai Anh Tuấn – Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 4: Số 103 Ngõ 92 Phố Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội
Cơ sở 5: 886 Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 6: Phố Huế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Cơ sở 7: 281 Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Cơ sở 8: X2A Hateco – Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội
Cơ sở 9: 412 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội
Cơ sở 10: Phố Núi Trúc – Ba Đình – Hà Nội
Cơ sở 11: Ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 12: Hàng Bồ Phố Cổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cơ sở 13: 43 Phùng Khoang – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 14: 104 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 15: 143 Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội
Giờ khám 24/24h tất cả các ngày, kể cả ngày lễ tết.
Hãy gọi ngay khi quý khách cần tư vấn hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà.
HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI KHI BẠN CÓ NHU CẦU ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ TẠI NHÀ THEO SỐ
Hotline: 0888.451.115 – 0932.329.666